Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

HẠT GIỐNG VÀ MẢNH ĐẤT

29/01/14 THỨ TƯ TUẦN 3 TN Mc 4,1-20 "Các người nghe đây! Kìa người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được mmột trăm." Rồi Người nói: "Ai có tai nghe thì nghe!" (Mc 4,3-9) ____________________________ Suy niệm: Kiểu gieo giống này hơi lạ, nhưng là thực tế canh tác ở Palestine, ít là vào thời Chúa Giêsu. Ta đừng thắc mắc sao vung vãi các hạt giống lung tung, mà hãy nhìn chúng rơi xuống từ bàn tay hào phóng của người gieo giống. Có những hạt giống không bao giờ trở thành một cái gì tốt đẹp, vì rơi trên vệ đường, sỏi đá, bụi gai… Chỉ những hạt giống rơi vào đất tốt mới đem lại hoa quả cho đời. Ta thử hình dung nếu hạt giống mà biết buồn biết vui thì thật tội nghiệp cho những hạt rơi vào bụi gai, sỏi đá hay trên vệ đường. Chúng sẽ tủi phận như ‘thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu” … Chúa Giêsu giải thích rằng hạt giống đây là Lời Chúa. Và ta thấy đó, Lời Chúa nhiều khi thật tội nghiệp, thật tủi thân! ¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬_______________________________ Cầu nguyện: Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong đêm tối…

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

TỰ HÀO ĐƯỢC LÀM CON CHÚA

28/01/14 THỨ BA TUẦN 3 TN Th. Tôma Aquinô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh Mc 3,31-35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi." (Mc 3,35) ______________________ Suy niệm: Ở đời người ta thường vin vào mối quan hệ “dây mơ rễ má” họ hàng với những người nổi tiếng, thành đạt hoặc có địa vị trong xã hội, nếu không phải để cậy nhờ vụ lợi thì cũng để hãnh diện, tự hào. Những người bà con với Chúa Giêsu hẳn cũng mang tâm trạng như thế khi một người trong họ hàng nhà họ được quần chúng hâm mộ. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta quan niệm đúng đắn: Là anh em chị em đích thực với Chúa không phải vì có mối tương quan huyết thống với Ngài mà là nhờ biết “thi hành ý muốn của Thiên Chúa”. ________________________ Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hạ mình xuống để làm người thân nghĩa thiết của con. Xin cho con sống sao cho xứng đáng với ơn cao trọng là được làm con Chúa. Amen.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Giới thiệu Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 48

T7, 25/01/2014 - 18:47 WHĐ (25.01.2014) – “Truyền thông phục vụ một nền văn hoá gặp gỡ đích thực” là chủ đề Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 48, ngày cử hành trên bình diện Giáo hội toàn cầu duy nhất được Công đồng Vatican II thiết lập qua sắc lệnh Inter Mirifica (1963). Ngày này được tổ chức hằng năm vào Chúa nhật trước lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (năm nay nhằm ngày 01 tháng Sáu). Cũng theo thông lệ, Sứ điệp được Đức Thánh Cha ký ngày 24-01, ngày lễ kính Thánh Phanxicô Salêsiô, bổn mạng các nhà truyền thông. Trong Sứ điệp Ngày Truyền thông thế giới năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói về tầm quan trọng của việc kiến tạo một nền văn hóa gặp gỡ; ngài nhấn mạnh đến việc truyền thông phải luôn giúp chúng ta đi ra để gặp gỡ người khác. “Một nền văn hóa gặp gỡ đòi hỏi chúng ta không chỉ sẵn sàng cho đi, nhưng còn là đón nhận” và “Các phương tiện truyền thông có thể giúp chúng ta rất nhiều trong lĩnh vực này, đặc biệt là ngày nay, khi các mạng lưới liên lạc của con người đã đạt được những tiến bộ chưa từng thấy”. Trong buổi họp báo công bố Sứ điệp vào ngày 23-01, Đức Tổng giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội, nhận định rằng Sứ điệp mang đậm “phong cách Phanxicô”. Mở đầu, Đức Thánh Cha nói rằng mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng “nhỏ bé hơn”, một thế giới mà “những phát triển về giao thông và công nghệ truyền thông đang làm cho chúng ta xích lại gần nhau và gắn kết với nhau hơn” nhưng “vẫn còn những chia rẽ, có khi rất trầm trọng”. “Trên bình diện toàn cầu, chúng ta thấy khoảng cách đáng hổ thẹn giữa sự xa xỉ của người giàu và cảnh cơ cực của người nghèo… Thế giới chúng ta đang phải chịu đựng nhiều hình thức loại trừ, gạt ra bên lề và nghèo đói”. “Truyền thông có thể giúp chúng ta cảm thấy gần gũi nhau hơn, đặc biệt là internet đem lại những khả năng lớn lao cho gặp gỡ và liên đới”, đó là “món quà của Thiên Chúa”. Tuy nhiên, khi suy tư về một số thách đố mà lĩnh vực truyền thông phải đối mặt, Đức Thánh Cha nói rằng “tốc độ thông tin vượt quá khả năng suy tư và nhận định của chúng ta, và không giúp chúng ta tự diễn đạt cách quân bình và đúng đắn”. Mặc dù trên mạng có rất nhiều ý kiến có thể hữu ích, nhưng Đức Thánh Cha cảnh báo rằng những ý kiến ấy cũng có thể khiến mọi người “giam mình” sau bức tường thông tin vốn chỉ củng cố “những mong muốn và ý tưởng của riêng mình”. Đức Thánh Cha nêu câu hỏi “Làm thế nào để truyền thông có thể phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực?” và ngài cho biết, câu trả lời có thể tìm thấy trong Phúc Âm khi Chúa Giêsu nói rằng mọi người đều là người thân cận của chúng ta, với dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Người Samaritanô không chỉ đến gần người mà ông gặp trên đường đi, nhưng còn nhận trách nhiệm chăm sóc người ấy. Qua hình ảnh này, Chúa Giêsu khiến chúng ta không còn nhìn người khác như một người giống mình, nhưng làm cho mình nên giống như người khác. “Hễ khi nào truyền thông chủ yếu nhắm đến việc cổ võ tiêu thụ hoặc thao túng người khác, là chúng ta đang áp dụng một hình thức tấn công bạo lực giống như người đàn ông trong câu chuyện dụ ngôn phải gánh chịu. Chúng ta không thể sống tách biệt, đóng cửa lòng mình”. Trích dẫn Sứ điệp Truyền thông năm ngoái của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô lặp lại: “Chứng tá Kitô giáo hiệu quả không phải là cứ dội bom mọi người bằng những sứ điệp đạo đức, nhưng là mong muốn tự hiến cho tha nhân qua việc lấy sự kiên nhẫn và lòng tôn trọng tham dự vào những vấn nạn và hoài nghi của họ trên con đường kiếm tìm chân lý và ý nghĩa đời người”. Kết thúc Sứ điệp, Đức Thánh Cha cầu mong cho hình ảnh của người Samaritanô nhân hậu là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người trong lĩnh vực truyền thông. Và ngài khích lệ: “Chúng ta hãy mạnh dạn trở thành công dân của thế giới kỹ thuật số. Giáo hội cần quan tâm đến và hiện diện trong thế giới truyền thông, để đối thoại với con người ngày nay và giúp họ gặp gỡ Chúa Kitô”. Trước “cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực truyền thông và trong công nghệ tin học – một thách đố lớn lao và đầy lý thú” này, Đức Thánh Cha cầu chúc: “Mong sao chúng ta đáp ứng thách đố ấy bằng nghị lực mới mẻ và đầy sáng tạo khi tìm cách thông truyền vẻ đẹp của Thiên Chúa cho tha nhân”. Nguồn: WHĐ • Tin Giáo Hội Hoàn Cầu | • Xã hội , • Văn hóa

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014

SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ nhất Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh Lời Chúa Xh 19,3-8: Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế và một dân thánh. Tv 95,1-7: Còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt. 1 Pr 2,9-10: Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa Mt 12,46-50: Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi. Suy niệm Vì tất cả chúng ta đều kêu cầu danh Chúa Kitô, đều được hiến thánh trong Chúa Kitô (1 Cr 1,2) nên tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh. Trong sách Xuất Hành, Chúa đã quy tụ dân Chúa thành dân riêng của Ngài, thành một vương quốc tư tế và một dân thánh. Thư thứ nhất của thánh Phêrô Tông đồ cho biết sở dĩ chúng ta được tham dự vào mầu nhiệm hiệp thông các thánh là vì Chúa kêu gọi tất cả chúng ta, là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Người. Lời mời gọi này đi đôi với một sứ mạng đó là tất cả chúng 33 ta đều phải loan truyền những kỳ công của Chúa, Đấng đã gọi chúng ta ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Hơn nữa, trong Tin mừng Matthêu, chúng ta sẽ khám phá ra rằng vì chúng ta hiệp thông với nhau trong cộng đoàn các thánh, nên sự hiệp nhất của chúng ta trong Đức Giêsu phải vượt lên phạm vi gia đình, gia tộc hay giai cấp xã hội vì tất cả chúng ta đều cầu nguyện cho sự hiệp nhất và chúng ta đều đi tìm thi hành ý Chúa. Gợi ý suy tư 1. Bạn và truyền thống Giáo hội của bạn hiểu thuật ngữ “hiệp thông các thánh” như thế nào? 2. Chúng ta được kêu trở nên một “dân thánh”. Lời mời gọi này buộc chúng ta phải vượt lên căn tính Kitô giáo địa phương của mình thế nào? Lời nguyện Lạy Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chính khi chúng con chia rẽ nhau, chúng con, cùng với mọi người kêu cầu danh Chúa, lại được Chúa kêu mời nên thánh. Mặc cho tất cả mọi sự nơi chúng con, Chúa vẫn làm cho chúng con nên giống nòi được tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, một dân thánh. Nhờ sức mạnh của Thánh Thần, Chúa lôi kéo tất cả chúng con vào hiệp thông trong dân thánh và tăng sức cho chúng con để chúng con thi hành ý Chúa và loan truyền những kỳ công của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen. 34 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY ------------------------------------------------------------ (NGÀY THỨ HAI)TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014 SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ hai Chúng ta phải cùng nhau tạ ơn Chúa vì những ân huệ Ngài tuôn đổ trên tất cả chúng ta Lời Chúa Đnl 26,1-11: Thiên Chúa đã đưa chúng ta ra khỏi Ai Cập. Tv 100: Hãy tạ ơn Chúa, chúc tụng danh Ngài. Pl 1,3-11: Tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi mỗi lần nhớ đến anh em. Ga 1,1-18: Ân sủng và sự thật thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có. Suy niệm Theo sách Đệ Nhị Luật, lòng biết ơn Thiên Chúa được thể hiện qua việc người ta ý thức một cách sống động về sự hiện diện của Ngài nơi mình và xung quanh mình. Đó là khả năng nhận biết ân sủng của Thiên Chúa vẫn đang thực hiện và sống động trong mỗi người chúng ta cũng như trong mọi dân tộc ở khắp nơi và dâng lời cảm tạ Ngài. Niềm vui xuất phát từ việc nhận biết này to lớn đến nỗi nó trải rộng cả đến với những “người ngoại kiều sống giữa anh em”. Trong lãnh vực đại kết, thì lòng biết ơn Thiên Chúa chính là thái độ sẵn sàng đón nhận những ân sủng của Ngài, hiện diện trong các cộng đoàn Kitô hữu khác, là biết trao tặng cho họ những ân huệ mà mình đã đón nhận và là khả năng biết học hỏi lẫn nhau. 35 Từ sáng tạo cho đến lúc Thiên Chúa làm người nơi cuộc đời và hoạt động của Đức Giêsu và cho đến hôm nay thì sự sống vẫn hoàn toàn là quà tặng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa về món quà ân sủng và sự thật mà Người đã thương ban cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô và được thể hiện giữa chúng ta và trong các Giáo hội của chúng ta. Gợi ý suy tư 1. Chúng ta đã đón nhận những quà tặng ân sủng nào của Thiên Chúa nơi các truyền thống Giáo hội khác vào các cộng đoàn riêng của mình? 2. Làm thế nào để các Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau có thể đón nhận và chia sẻ cho nhau nhiều hơn các ân huệ phong phú đa dạng mà Thiên Chúa tặng ban cho mỗi người chúng ta? Lời nguyện Lạy Thiên Chúa là Đấng rất yêu thương và đầy lòng nhân hậu, chúng con tạ ơn Chúa về những ơn lành chúng con đã lãnh nhận do ân sủng Chúa ban nơi truyền thống của chúng con và trong các truyền thống Giáo hội khác. Nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, xin làm cho lòng biết ơn của chúng con ngày càng lớn mạnh qua các cuộc gặp gỡ và qua cảm nghiệm không ngừng đổi mới về hồng ân hiệp nhất. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen. KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY ----------------------------------------------------------- (NGÀY THỨ BA)TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014 SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ ba Tất cả chúng ta không thiếu bất cứ một ân huệ nào Lời Chúa G 28,20-28: Kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan. Tv 145,10-21: Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê. Ep 4,7-13: Mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Kitô ban cho. Mc 8,14-21: Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Suy niệm Gióp ý thức rằng mặc dù ông đã bị lấy đi cả nhưng ông vẫn còn lòng kính sợ Thiên Chúa là sự khôn ngoan của ông. Mặc dù chúng ta bị thiệt thòi do chúng ta chia rẽ nhau nhưng tất cả chúng ta, những người anh chị em thuộc các Giáo hội khác nhau trong Chúa Kitô, chúng ta vẫn được lãnh nhận rất nhiều ơn lành khác nhau, tinh thần cũng như vật chất, để xây dựng Thân Thể của Người. Nhưng cũng hoàn toàn giống như các môn đệ trong Tin mừng Marcô ngày xưa, dù đã được Thiên Chúa hứa ban và dù đã được chứng kiến cuộc đời và lòng yêu thương quảng đại của Đức Giêsu, nhưng chúng ta vẫn lãng quên sự giàu có đích thực của chúng ta: chúng ta vẫn tranh giành nhau, 37 chúng ta vẫn lo tích trữ, chúng ta vẫn nói và chúng ta hành động như thể chúng ta “không có bánh”. Đức Kitô đã không bị chia năm xẻ bảy: tất cả chúng ta đều có đủ ân huệ để chia sẻ cho nhau và với “tất cả các loài sống động trên trần gian”. Gợi ý suy tư 1. Chúng ta đã lãng quên những ân huệ dồi dào của Thiên Chúa và chúng ta đã tuyên bố “chúng tôi không có bánh” như thế nào? 2. Làm thế nào chúng ta có thể chia sẻ tốt hơn những ân huệ tinh thần và vật chất mà Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta để những người khác dễ dàng lãnh nhận? Lời nguyện Lạy Thiên Chúa trung tín và luôn rộng mở đôi tay, chúng con chúc tụng Chúa đã tuôn đổ trên tất cả chúng con tràn đầy những ân huệ thiêng liêng cần thiết để chúng con đạt tới tầm viên mãn của Đức Kitô: ơn khôn ngoan, ơn phục vụ và bánh ăn mà Ngài ban tặng cho chúng con. Xin giúp chúng con trở nên dấu chỉ bày tỏ các ân huệ dồi dào của Chúa và xin quy tụ chúng con trong hiệp nhất để chúng con có thể thông truyền những ơn lành trong Nước vĩnh cửu của Chúa cho bất cứ nơi nào vẫn còn khổ đau và thiếu thốn. Xin đổ đầy Thần Khí vào lòng chúng con. Chúng con cầu xin Cha ơn ấy nhân danh Đấng đã trao nộp mạng sống làm bánh trường sinh cho chúng con bây giờ và cho đến muôn thuở muôn đời. Amen. 38 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY ------------------------------------------------------------ (NGÀY THỨ BỐN)TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014 SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ tư Tất cả chúng ta cùng xác tín Thiên Chúa là Đấng trung thành Lời Chúa Ai ca 3,19-26: Lượng từ bi của Chúa đâu đã cạn! Tv 57,7-11: Lòng thành tín của Chúa vượt ngàn mây thẳm. Dt 10,19-25: Đấng đã hứa là Đấng trung tín. Lc 1,67-75: Ngài đã tỏ bày lòng nhân nghĩa với tổ tiên chúng ta. Suy niệm Sự hiệp nhất vĩnh cửu giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta gần gũi hơn với tình yêu của Thiên Chúa và mời gọi chúng ta tham gia vào công trình yêu thương, nhân hậu và công lý của Ngài nơi trần gian. Nơi Thiên Chúa, lòng nhân hậu và công lý không tách rời nhau nhưng kết hợp với nhau trong tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa đã tỏ bày cho chúng ta khi Ngài giao ước với chúng ta và với muôn loài thụ tạo. Vừa khi trở thành cha của con trẻ, Dacaria chứng thực rằng Thiên Chúa nhân hậu đã tỏ mình ra và Ngài giữ lời hứa với tổ phụ Abraham và dòng dõi của ông. Thiên Chúa trung thành với giao ước thánh của Ngài. Trong khi chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Giáo hội, chúng ta đừng lãng quên việc gặp gỡ nhau, động viên nhau để khích lệ nhau trong tình yêu và những việc thiện và để tái khẳng định rằng “Thiên Chúa trung thành”. Gợi ý suy tư 1. Bạn có nhận thấy Thiên Chúa trung thành với khía cạnh nào trong đời sống của bạn và của cộng đoàn bạn trong năm vừa qua? 2. Lòng trung thành của Chúa khích lệ chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự hiệp nhất các Kitô hữu thế nào? Lời nguyện Lạy Thiên Chúa trung thành, chúng con cảm tạ Chúa đã thương ban cho chúng con một tình yêu không lay chuyển và lòng trung tín vượt ngàn mây thẳm. Trong khi chúng con hân hoan hy vọng chờ đợi sự hiệp nhất hữu hình của Giáo hội, và trong khi chúng con cùng nhau làm việc và cầu nguyện để tiến tới sự hiệp nhất ấy, xin cho chúng con tràn đầy tin tưởng vào lời hứa của Ngài. Chúng con cầu xin Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa duy nhất bây giờ và cho đến muôn thuở muôn đời. Amen. 40 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY ------------------------------------------------------------ (NGÀY THỨ NĂM)TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014 SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ năm Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hiệp thông với nhau Lời Chúa Is 43,1-7: Ta sẽ ở với ngươi. Tv 133: Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau. 1 Ga 1,3-7: Chúng ta hiệp thông với nhau. Ga 15,12-17: Thầy gọi anh em là bạn. Suy niệm Chúng ta được kêu gọi đến hiệp thông với Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài và Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta tiến lại gần Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta sẽ xích lại gần nhau trong sự hiệp nhất Kitô hữu. Mối tương quan giữa chúng ta với Chúa Kitô đã được Ngài biến đổi khi Ngài gọi chúng ta là bạn hữu chứ không còn là tôi tớ. Chúng ta cũng được mời gọi đừng thể hiện quyền lực và thống trị nhau nhưng dành cho nhau tình huynh đệ và tình yêu thương. Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, chúng ta hãy làm chứng về Tin mừng cho những người chưa hề được nghe nói về Tin mừng cũng như những người sống ở những nơi mà Tin mừng đã được loan báo. Lời mời gọi loan báo Tin mừng này đi đôi với lời mời gọi hiệp thông với Thiên Chúa 41 và thiết lập nên mối hiệp thông giữa những người đáp lời mời gọi của Chúa loan báo Tin mừng. Gợi ý suy tư 1. Bạn đã cảm nghiệm được lời mời gọi hiệp thông với Thiên Chúa thế nào? 2. Thiên Chúa đã kêu mời bạn hiệp thông với anh chị em khác trong và cả ngoài Giáo hội của bạn thế nào? Lời nguyện Lạy Chúa Cha rất mực yêu thương, Cha đã mời gọi chúng con đến hiệp thông với Con Cha và Cha đã chọn chúng con để chúng con mang lại hoa trái hầu làm chứng cho Tin mừng. Nhờ ơn sủng Thánh Thần Chúa, xin làm chúng con biết yêu thương nhau và luôn hiệp nhất với nhau để niềm vui của chúng con được nên trọn vẹn. Amen. 42 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY ------------------------------------------------------------ (NGÀY THỨ SÁU )TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014 SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ sáu Tất cả chúng ta cùng nhau nên một lòng một ý Lời Chúa Tl 4,1-9: Nếu bà đi với tôi thì tôi đi. Tv 34,1-14: Hãy tìm kiếm và theo đuổi bình an. 1Cr 1,10-15: Hãy sống hoà thuận một lòng một ý với nhau. Lc 22,24-30: Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhất. Suy niệm Chuyện bè phái được nói đến trong 1Cr 1,12-13 cho thấy có một sự biến dạng Tin mừng làm cho sứ điệp Chúa Kitô mất đi sự toàn vẹn. Nhận ra sự xung đột và chia rẽ như những người nhà của bà Khơlôe là bước đầu dẫn tới hiệp nhất. Những người phụ nữ như bà Đơvôra và bà Khơlôe là những ngôn sứ nhắc nhở cho dân Chúa những lúc có sự xung đột và chia rẽ nhau và khi nhắc nhở như vậy, các bà cũng nhắc bảo chúng ta phải hoà giải với nhau. Những lời ngôn sứ kiểu này có thể giúp cho dân Chúa tái tạo sự hiệp nhất để cùng hành động. Đúng như lời tác giả Thánh vịnh đã viết, khi chúng ta cố gắng trở nên hiệp nhất một lòng một ý thì chúng ta cũng được mời gọi tìm kiếm Thiên Chúa và sự bình an của Người. 43 Gợi ý suy tư 1. Bạn có nhớ một dịp nào, vì nỗ lực hướng đến một sự hiệp nhất lớn hơn mà người ta đã tố giác sự bất hoà trong Giáo hội? 2. Đâu là những vấn đề còn tiếp tục chia rẽ chúng ta với tư cách là một thân thể đại kết? Theo bạn đâu là những con đường có thể đem tới sự hiệp nhất lớn hơn? Lời nguyện Lạy Thiên Chúa tình yêu, vào những lúc chúng con xung đột và chia rẽ, Chúa đã ban cho chúng con những chứng nhân ngôn sứ. Lạy Chúa, chúng con tìm kiếm Ngài, xin hãy gửi Thánh Thần Chúa đến để Ngài biến đổi chúng con thành những người kiến tạo hoà giải và làm cho chúng con nên hiệp nhất một lòng một ý. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen. 44 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY ------------------------------------------------------------ (NGÀY THỨ BẢY)TUẦN LỄ CẦU CHO KI TÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014 SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ bảy Tất cả chúng ta đều thuộc về Chúa Kitô Lời Chúa Is 19,19-25: Người sẽ phái đến cho họ một Đấng cứu tinh. Tv 139,1-12: Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài? 1 Cr 12,12-26: Nếu một bộ phận nào đau, thì … Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì … Mc 9,38-41: Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta. Suy niệm Isaia đã loan báo một ngày kia, những người Ai Cập và Syri sẽ cùng với người Israen thờ lạy Thiên Chúa và trở thành dân của Người. Sự hiệp nhất Kitô hữu là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa hầu quy tụ toàn thể nhân loại và cả vũ trụ. Chúng ta cầu nguyện cho mau đến ngày chúng ta có thể cùng nhau thờ lạy Chúa, cùng nhau quy tụ trong một niềm tin, và trong sự hiệp thông Thánh Thể. Những ân huệ của các truyền thống Giáo hội khác nhau chính là những phúc lành Chúa dành cho chúng ta. Khi chúng ta nhìn nhận những ân huệ riêng biệt này, chúng ta sẽ được lôi kéo đến sự hiệp nhất hữu hình. Bí tích Rửa tội quy tụ chúng ta thành một thân thể duy nhất trong Đức Kitô. Nếu chúng ta yêu mến các Giáo hội riêng của mình, thì Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta rằng tất cả 45 những người kêu cầu danh Thiên Chúa cũng liên kết với chúng ta trong Đức Kitô vì tất cả chúng ta đều là những chi thể trong cùng một thân thể. Chúng ta không thể nói ai rằng: “Tôi không cần anh” (1Cr 12,21). Gợi ý suy tư 1. Qua dấu hiệu nào người ta biết mình “thuộc về Đức Kitô”? 2. Người ta có thể sử dụng cụm từ “thuộc về Chúa Kitô” theo nghĩa nào hòng chia rẽ thay vì hiệp nhất các Kitô hữu? Lời nguyện Ôi lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho mỗi chi thể và tất cả các chi thể trong thân thể Chúa Kitô nhờ ân sủng của Thánh Thần Chúa. Xin giúp chúng con biết nâng đỡ nhau, tôn trọng những khác biệt của nhau và làm việc để tất cả mọi người trên trần gian kêu cầu danh Chúa Giêsu là Chúa được hiệp nhất với nhau. Amen. 46 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY ---------------------------------------------------------- (NGÀY THỨ TÁM)TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014 SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ tám Tất cả chúng ta cùng nhau loan báo Tin mừng Lời Chúa Is 61,1-4: Thần Khí Chúa đã sai tôi đi loan báo Tin mừng. Tv 145,1-7: Đời nọ tới đời kia thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa. 1Cr 15,1-8: Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận. Lc 4,14-21: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe. Suy niệm Phaolô đã rao giảng và Giáo hội đã đón nhận Tin mừng mà Isaia đã tiên báo và đã được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và đến lượt tất cả chúng ta, chúng ta cũng loan báo Tin mừng ấy. Trong khi chúng ta thành thực nhìn nhận vẫn còn những khác biệt và những đặc thù nơi các Giáo hội của chúng ta thì chúng ta cũng đừng bao giờ quên rằng tất cả chúng ta đều được sai đi loan báo Tin mừng Đức Giêsu Kitô. Phaolô đã được sai đi “rao giảng Tin mừng và rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu” (1Cr 1,17). Phải tìm ra con đường hiệp nhất trong chính sức mạnh của Thập giá. 47 Thực tế và thực tại của Tin mừng được tỏ hiện qua những công việc mà chúng ta làm chứng về công trình của Đức Giêsu Kitô trong đời sống cá nhân và đời sống cộng đoàn Kitô hữu chúng ta. Gợi ý suy tư 1. “Tin mừng” mà chúng ta đón nhận liên kết chặt chẽ với việc thông truyền văn hoá và lịch sử của nó thế nào? 2. Khía cạnh này có gây cản trở cho sự hiệp nhất không? 3. Sự hiệp nhất lớn hơn của chúng ta trong Chúa Kitô có làm cho chúng ta trở nên những nhân chứng tốt hơn cho Tin mừng mà chúng ta đã lãnh nhận? Lời nguyện Lạy Chúa là Đấng ban phát mọi ân sủng, Chúa đã sai Con Chúa là Đức Giêsu Kitô cùng với sức mạnh của Thánh Thần để cứu độ dân Ngài. Xin hiệp nhất chúng con trong khác biệt để chúng con có thể cùng nhau tuyên xưng và loan báo Tin mừng về sự sống, sự chết và sự sống lại của Đức Giêsu cho thế giới đang mong chờ Tin mừng của Ngài. 48 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

(NGÀY THỨ SÁU )TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU

SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ sáu Tất cả chúng ta cùng nhau nên một lòng một ý Lời Chúa Tl 4,1-9: Nếu bà đi với tôi thì tôi đi. Tv 34,1-14: Hãy tìm kiếm và theo đuổi bình an. 1Cr 1,10-15: Hãy sống hoà thuận một lòng một ý với nhau. Lc 22,24-30: Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhất. Suy niệm Chuyện bè phái được nói đến trong 1Cr 1,12-13 cho thấy có một sự biến dạng Tin mừng làm cho sứ điệp Chúa Kitô mất đi sự toàn vẹn. Nhận ra sự xung đột và chia rẽ như những người nhà của bà Khơlôe là bước đầu dẫn tới hiệp nhất. Những người phụ nữ như bà Đơvôra và bà Khơlôe là những ngôn sứ nhắc nhở cho dân Chúa những lúc có sự xung đột và chia rẽ nhau và khi nhắc nhở như vậy, các bà cũng nhắc bảo chúng ta phải hoà giải với nhau. Những lời ngôn sứ kiểu này có thể giúp cho dân Chúa tái tạo sự hiệp nhất để cùng hành động. Đúng như lời tác giả Thánh vịnh đã viết, khi chúng ta cố gắng trở nên hiệp nhất một lòng một ý thì chúng ta cũng được mời gọi tìm kiếm Thiên Chúa và sự bình an của Người. 43 Gợi ý suy tư 1. Bạn có nhớ một dịp nào, vì nỗ lực hướng đến một sự hiệp nhất lớn hơn mà người ta đã tố giác sự bất hoà trong Giáo hội? 2. Đâu là những vấn đề còn tiếp tục chia rẽ chúng ta với tư cách là một thân thể đại kết? Theo bạn đâu là những con đường có thể đem tới sự hiệp nhất lớn hơn? Lời nguyện Lạy Thiên Chúa tình yêu, vào những lúc chúng con xung đột và chia rẽ, Chúa đã ban cho chúng con những chứng nhân ngôn sứ. Lạy Chúa, chúng con tìm kiếm Ngài, xin hãy gửi Thánh Thần Chúa đến để Ngài biến đổi chúng con thành những người kiến tạo hoà giải và làm cho chúng con nên hiệp nhất một lòng một ý. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen. 44 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

TUẦN LỄ CẦU CHO KITÔ HỮU HIỆP NHẤT NĂM 2014

SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY Ngày thứ năm Tất cả chúng ta đều được kêu gọi hiệp thông với nhau Lời Chúa Is 43,1-7: Ta sẽ ở với ngươi. Tv 133: Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau. 1 Ga 1,3-7: Chúng ta hiệp thông với nhau. Ga 15,12-17: Thầy gọi anh em là bạn. Suy niệm Chúng ta được kêu gọi đến hiệp thông với Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài và Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta tiến lại gần Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta sẽ xích lại gần nhau trong sự hiệp nhất Kitô hữu. Mối tương quan giữa chúng ta với Chúa Kitô đã được Ngài biến đổi khi Ngài gọi chúng ta là bạn hữu chứ không còn là tôi tớ. Chúng ta cũng được mời gọi đừng thể hiện quyền lực và thống trị nhau nhưng dành cho nhau tình huynh đệ và tình yêu thương. Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, chúng ta hãy làm chứng về Tin mừng cho những người chưa hề được nghe nói về Tin mừng cũng như những người sống ở những nơi mà Tin mừng đã được loan báo. Lời mời gọi loan báo Tin mừng này đi đôi với lời mời gọi hiệp thông với Thiên Chúa 41 và thiết lập nên mối hiệp thông giữa những người đáp lời mời gọi của Chúa loan báo Tin mừng. Gợi ý suy tư 1. Bạn đã cảm nghiệm được lời mời gọi hiệp thông với Thiên Chúa thế nào? 2. Thiên Chúa đã kêu mời bạn hiệp thông với anh chị em khác trong và cả ngoài Giáo hội của bạn thế nào? Lời nguyện Lạy Chúa Cha rất mực yêu thương, Cha đã mời gọi chúng con đến hiệp thông với Con Cha và Cha đã chọn chúng con để chúng con mang lại hoa trái hầu làm chứng cho Tin mừng. Nhờ ơn sủng Thánh Thần Chúa, xin làm chúng con biết yêu thương nhau và luôn hiệp nhất với nhau để niềm vui của chúng con được nên trọn vẹn. Amen. 42 KINH CẦU CHO HIỆP NHẤT (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn) Lạy Chúa Giêsu, trước ngày chịu chết vì chúng con, Chúa đã nguyện cầu cho các Tông đồ và tất cả mọi người được liên kết với nhau nên một, như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con. Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con. Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận, và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm, lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con. Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao. Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo, xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục, đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen. (Trích một phần trong)Tài liệu dùng trong Tuần cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất này do Văn phòng Toà Giám mục Hải Phòng chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Textes pour LA SEMAINE DE PRIÈRE POUR L’UNITÉ DES CHRÉTIE SUY NIỆM KINH THÁNH VÀ LỜI NGUYỆN TRONG TÁM NGÀY

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

HẾT MÌNH VÌ THA NHÂN

15/01/14 THỨ TƯ TUẦN 1 TN Mc 1,29-39 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Ðức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai. ____________________________ SUY NIỆM: Dân chúng tìm đến với Chúa Giêsu như tìm đến một thầy thuốc chữa bá bệnh, nhưng qua các phép lạ chữa bệnh, Chúa lại cho họ thấy Ngài là Đấng Thiên Sai. Hành vi “lại gần, cầm lấy tay mà đỡ dậy” chính là ngôn ngữ của Tin Mừng mà Ngài loan báo. Đức Kitô giải thoát con người khỏi những nỗi đau thể xác, để loan báo trọng tâm của chương trình cứu độ là giải thoát con người khỏi tội lỗi, tái lập mối tương quan mật thiết giữa Thiên Chúa với con người. ________________________________ CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Giêsu, thế giới hôm nay vẫn còn đầy dẫy sự dữ: bệnh tật, tội lỗi, những sa đoạ trong kiếp người. Xin Chúa chữa lành chúng con để chúng con được hưởng dư đầy ơn Chúa cứu độ. Amen.

Bế mạc tuần lễ Di dân 2014

Bài: Bích Tân & Ảnh: Văn Thanh T3, 14/01/2014 - 17:56 WGPSG -- Chiều 12/01/2014, từ 14g30 đến 21g00, tại nhà thờ giáo xứ Thánh Phaolô, giáo hạt Tân Sơn Nhì, Ban Mục vụ Di dân TGP TPHCM (TGP) đã tổ chức Bế mạc tuần lễ di dân của TGP với chủ đề: “Di Dân Thắp Sáng Tin Mừng”. Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã về thăm mục vụ giáo xứ, sinh hoạt giao lưu với các bạn di dân. Tham dự với ngài có Cha Gioakim Trần Văn Hương, Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty, phó chủ tịch và Cha Giuse Đỗ Đình Ánh, Tổng thư ký ủy ban Mục vụ Di dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Cha Phaolô Phạm Trung Dong, chánh xứ giáo xứ Thánh Phaolô, Trưởng ban Mục vụ Di dân TGP, Cha Phanxicô Assisi Lê Quang Đăng, hạt trưởng giáo hạt Tân Sơn Nhì, Cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng giáo hạt Phú Thọ, quý cha chánh xứ, phụ tá, bề trên các dòng tu, phụ trách di dân các giáo xứ, trên 140 đại chủng sinh Thánh Giuse Sài Gòn, quý tu sĩ và khoảng 3.000 anh chị em di dân từ khắp mọi miền đất nước, đang học tập, lao động và sinh sống ở TGP. Ngay từ 14g30, anh chị em di dân là những người xa quê hương, xa giáo xứ, từ các miền Bắc, Trung, Nam sau một tuần sinh hoạt mục vụ di dân tại các giáo xứ, như: đọc kinh cầu nguyện, kinh tối tại các phòng trọ, chia sẻ Lời Chúa, đến thăm các nhóm di dân, các lớp học tình thương, trẻ em khuyết tật, quý cha và quý tu sĩ nghỉ hưu… đã lần lượt quy tụ về giáo xứ Thánh Phaolô để giao lưu, sinh hoạt với nhau. Sinh hoạt Trước hết, tại tầng trệt của nhà thờ, anh chị em đã đến rất đông đến nỗi chật kín cả hội trường. Dưới sự hướng dẫn của quý cha và nhóm Don Bosco, mọi người đã múa, nhảy, hát những bài truyền thống của di dân thật sống động, tạo bầu khí vui tươi, phấn khởi trước khi sinh hoạt theo nhóm. Có ba bạn trẻ đại diện cho ba miền đất nước nói lên tâm nguyện của mình. Tiếp theo, Ban Tổ chức đã chia các bạn trẻ di dân thành nhiều nhóm. Dưới sự hướng dẫn của quý thầy Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, các nhóm lần lượt tiến đến các địa điểm chung quanh nhà thờ để sinh hoạt và giao lưu với nhau. Riêng nhóm các em nhi đồng sinh hoạt trong hội trường. Các nhóm sinh hoạt rất vui, có thể nói cả một năm qua, nay mới có dịp gặp gỡ, trao đổi, tâm tình cùng nhau trong tâm trạng những người xa xứ. Các bạn càng vui hơn khi được Đức cha phụ tá Phêrô đến thăm và giao lưu. Một trận mưa lớn trái mùa đổ xuống khi các nhóm đang sinh hoạt ngoài trời và cũng là lúc Đức cha tới. Các nhóm vào trú mưa và tiếp tục sinh hoạt chung với nhau trong hội trường, một sự sinh hoạt thật náo nhiệt lại diễn ra và chuẩn bị đón Đức cha. Có thể nói đây là cơn mưa hồng ân của Thiên Chúa, chính nhờ trận mưa này đã xua tan đi những nóng bức, tạo không khí mát mẻ để cho ngày sinh hoạt tốt đẹp hơn. Gặp gỡ Thánh lễ chiều Chúa nhật của giáo xứ xong, các bạn trẻ tiến lên thánh đường, mỗi người cầm trên tay một quả bong bóng tạo nên muôn màu, muôn sắc. Những tiếng vỗ tay, bong bóng nổ dòn như tiếng pháo, tiếng reo hò với bài hát chào mừng hoan hô khi Đức cha và quý cha từ nhà xứ tiến vào nhà thờ giữa một rừng người. Các ngài cùng hòa mình để gặp gỡ, giao lưu với anh chị em, cùng múa hát theo cử điệu bài hát truyền thống, không thua những bạn trẻ. Cuộc gặp gỡ diễn ra thật đầm ấm, nhưng không kém phần sôi nổi. Sau phần giới thiệu các đoàn tham dự, Đức cha phụ tá đã dẫn mọi người đến với Đức Giêsu Kitô, Đấng đã liên kết chúng ta, khiến cho anh chị em từ nhiều nơi quy tụ lại và trở thành anh chị em với nhau. Qua đó, Đức cha mời gọi tất cả cùng hát, múa, vỗ tay bài “Gặp gỡ Đức Kitô” sôi nổi, phấn kích. Sau đó, Đức cha tâm tình: “Cám ơn các bạn rất nhiều, vì đến đây nhìn thấy sự hiện diện của các bạn, nghe các bạn hát, nhìn sinh hoạt của các bạn, bản thân tôi cảm thấy như mình được trẻ lại, đồng thời cảm nhận được sự sống động của Hội Thánh địa phương là Giáo phận của chúng ta”. Sự hiện diện của quý cha, các tu sĩ, các thầy Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn với anh chị em hôm nay muốn nói lên: Giáo phận rất yêu mến và hết lòng chăm lo cho các bạn. TGP SÀI GÒN: BẾ MẠC TUẦN LỄ DI DÂN 2014 Xin"click" lên hình để xem các hình trong album này Thánh lễ Vào lúc 17g15, tại nhà thờ giáo xứ Thánh Phaolô, Đức cha phụ tá Phêrô đã chủ sự dâng Thánh lễ kính Chúa Giêsu chịu phép rửa. Đồng tế với ngài có 25 linh mục. Đầu lễ, Đức cha kêu gọi mọi người dâng lời tạ ơn Chúa, xin dâng lên Chúa những tháng ngày sắp tới và những sinh hoạt của Ban Mục vụ Di dân, để cầu xin Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ và Thánh cả Giuse, đem đến cho công việc mục vụ này nhiều hoa trái ngày càng phong phú hơn. Trong bài giảng, Đức cha đã nhắc lại truyền thống tốt đẹp, đó là năm nào cũng có “tuần lễ Di dân”; đặc biệt, năm nay, nằm trong bối cảnh “Năm Phúc Âm hoá đời sống gia đình”. Qua đó, Đức cha mời gọi mọi người suy nghĩ về: “Người di dân cần được phúc âm hoá và cần được loan báo Tin Mừng.” Di dân là một hiện tượng rất lớn của thời đại chúng ta, nó xảy ra trên khắp thế giới, gần đây diễn ra ồ ạt tại TPHCM. Những người di dân rất khó để hội nhập vào môi trường mới, rất dễ bị cám dỗ, thiếu thốn đời sống tình cảm, tinh thần, tôn giáo. Chính vì thế, “Người di dân cần được phúc âm hoá”, được chăm sóc về đời sống đức tin, để dù sống trong hoàn cảnh nào, vẫn có thể vững vàng trong đời sống đức tin của mình. Người di dân còn góp phần tích cực vào việc phúc âm hoá, góp phần xây dựng, làm cho Giáo hội trên đất Sài Gòn trở thành một Giáo hội làm chứng và loan báo Tin Mừng của Chúa cho anh chị em chung quanh. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức cha mời gọi chúng ta sống tình liên đới với nhau, nhất là khi mình sống xa quê, cần nâng đỡ nhau trong đời sống vật chất, tinh thần, đưa tinh thần Phúc Âm của Chúa Giêsu vào trong đời sống hằng ngày, vào trong môi trường sinh sống và nghề nghiệp của chúng ta. Đức cha mong ước những buổi quy tụ như thế này sẽ mang lại sức sống mới, tinh thần mới cho mọi người, để sau đó phấn khởi, vui tươi, can đảm hơn, sống niềm tin Kitô giáo của mình và loan truyền niềm tin ấy cho anh chị em chung quanh. Cuối lễ, Cha Trưởng ban Mục vụ Di dân cám ơn Đức cha, quý cha, quý tu sĩ, các bạn di dân, những người đã góp công sức cho buổi lễ hôm nay, và khoảng 3000 người dự lễ ngoài nhà thờ vì phải nhường chỗ cho các bạn di dân. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Nghi thức Sai đi loan báo Tin Mừng Trước khi ban phép lành, Đức cha Phêrô đã chủ sự nghi thức Sai đi. Lúc này, trên tay mỗi người cầm một cây nến cháy sáng, đèn điện trong nhà thờ tắt tạo một bầu khí linh thiêng. Khởi đầu nghi thức là bài Tin Mừng theo Thánh Luca, kết thúc là băng reo: Di dân – Tin yêu, Thắp sáng – Tin Mừng, Di dân Thắp sáng - Tin yêu Tin Mừng. Tiếng hát “Chúng ta cùng đem Tin Mừng đi khắp đó đây…” vang lên đã kết thúc Thánh lễ. Sau Thánh lễ là liên hoan văn nghệ do các bạn trẻ di dân biểu diễn với nhiều tiết mục vui nhộn và đặc sắc. Kết thúc, các bạn trẻ chia tay nhau, ngày mai lại tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ theo công việc của mỗi người, và không quên khẩu hiệu: “Di Dân Thắp Sáng Tin Mừng”. • Sinh Hoạt Giáo Phận

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Di dân thăm các cha hưu

Giáo xứ Thánh Phaolô: Di dân thăm các cha hưu Bài & ảnh: Bích Tân T7, 11/01/2014 - 12:05 WGPSG -- Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn những vị chủ chăn đã hy sinh cả cuộc đời trong sứ vụ linh mục, các anh chị em di dân giáo xứ Thánh Phaolô, hạt Tân Sơn Nhì, TGP Sài Gòn đã đến viếng thăm các cha hưu tại nhà hưu dưỡng Chí Hòa: số 149 đường Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình, TPHCM vào lúc 09g00 ngày 09-1-2014. Đến thăm các cha có 22 anh chị em di dân là người Công giáo ở các Giáo phận miền Bắc, miền Trung và miền Nam, nhiều nhất là ở Giáo phận: Vinh, Thanh Hóa. Anh chị em được sự hướng dẫn của các soeur phụ trách nơi đây đi thăm từng cha. Khi đến từng phòng của các ngài, anh chị em chào: “Chúng con là di dân thuộc giáo xứ Thánh Phaolô hạt Tân Sơn Nhì đến kính thăm cha”. Các em rất xúc động suy nghĩ: Lúc còn khỏe mạnh, các ngài hăng say lo việc cho Chúa và Giáo hội, quên bản thân mình; khi đã về chiều, các ngài về đây với hai bàn tay trắng, có cha còn đi lại được, có cha phải nằm tại giường. Không biết quen nhau từ lúc nào mà các anh chị em di dân có những cử chỉ rất thân thiện: Khi nhìn thấy cha, các em chạy vào nắm tay cha, hôn tay cha, hỏi thăm cha có khỏe không? Và rất nhiều câu hỏi, nhiều tâm tình, cũng như xin cha hướng dẫn cho chúng con trong cuộc sống xa quê, xa giáo xứ, xa gia đình, xa cha mẹ anh chị em thân thuộc. Có em còn xin cha chia sẻ cuộc đời mục vụ và cả những khó khăn của cha đang gặp trong lúc tuổi già. Em khác thì xin cha cầu nguyện cho anh chị em di dân chúng con… Có cha nói: “Nơi đây là trạm trung chuyển chờ ngày về với Chúa”. Các anh chị em hỏi cha năm nay được bao nhiêu tuổi? Cha đã được bao nhiêu năm hồng ân linh mục? Xứ cuối cùng của cha trước khi về đây là giáo xứ nào? Các cha lớn tuổi là Cha Phêrô Dư Tác Thiện, dòng Camelo, năm nay 96 tuổi. Cha Luy Trần Phúc Thiện, năm nay 91 tuổi; ngài có 4 anh em làm linh mục; trước khi về đây, ngài làm cha chánh xứ Gx. Gò Công chợ nhỏ Thủ Đức. Cha Phaolô Lê Tấn Thành, trước đây làm Cha Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, năm nay 87 tuổi. Trước khi tạm biệt cha để đi sang thăm cha khác, các em cũng chuyển lời của cha xứ là Cha Phaolô Phạm Trung Dong xin gởi lời thăm sức khỏe của cha. Các cha cũng gởi lời về cám ơn cha xứ chúc cha được nhiều hồng ân của Chúa, được dồi dào sức khỏe trong năm mới này để lo cho giáo xứ, lo cho anh chị em di dân. Xin cha chụp hình lưu niệm chung và xin cha ban phép lành. Sau cùng, các em gởi mỗi cha một phần quà nhỏ của giáo xứ Thánh Phaolô gồm một bao thơ trong có 1.000.000đ và một phần quà, có một giáo dân trong giáo xứ cũng gởi mỗi cha một bao thơ nhỏ trong đó có 100.000đ. Các anh chị em di dân cùng hát với mỗi cha bài thánh ca: Đâu có tình yêu thương. Hồng ân Chúa bao la. Đến muôn đời con cảm tạ ơn Chúa. Lạy Mẹ xin yên ủi. Lạy Mẹ là ngôi sao sáng. Trước khi ra về, anh chị em di dân cũng đến văn phòng cám ơn quý soeur đã hướng dẫn đi thăm được 13 cha, và gởi lại 2 phần quà nhờ các soeur chuyển lại 2 cha đi vắng. Trên đường về, anh chị em di dân vào Gx. Bình Thuận, hạt Tân Sơn Nhì, TGP Sài Gòn thăm các anh chị em khiếm thị trong tâm tình thân thương, với những lời hỏi thăm, những lời an ủi và cảm thông hoàn cảnh của anh chị em. Các anh chị em này ở rải rác trong giáo xứ, không sống tập trung như các mái ấm tình thương, cuộc sống tự lập. Anh chị em tặng mỗi người một bao thư nhỏ, trong mỗi bao thư có 100.000đ, và có một giáo dân cũng tặng mỗi người một bao thư nhỏ, trong đó cũng có 100.000đ. Đại diện anh chị em khiếm thị cám ơn Cha xứ Gx. Thánh Phaolô và các anh chị em di dân đã đến thăm, an ủi, chia sẻ và còn tặng quà cho chúng con, chúng con không biết nói gì hơn xin Chúa ban nhiều ơn lành xuống cho cha xứ và anh chị em. Anh chị em di dân đến thăm các cha hưu dưỡng, ai nấy cũng cảm động với những tâm tình đơn sơ của người con đến với cha già, của những người vì cuộc sống phải xa quê hương xứ sở đến đất khách quê người lao vào môi trường mới, tìm kế sinh nhai để lo cho bản thân, và còn phải chắt chiu gởi về quê lo cho gia đình. Hôm nay, các anh chị em xin nghỉ ở các công ty xí nghiệp, hy sinh một ngày để đến thăm các cha, các em cũng nhận thức được đây là cha chung không phân biệt cha của ai, cha của giáo xứ nào. Các em nói: “Chúng con là người Công giáo, nơi nào có nhà thờ là chúng con đến, nơi nào có cha, chúng con coi như cha xứ của chúng con. Các cha hưu dưỡng đây cũng là cha của chúng con”. Trước khi chia tay về các phòng trọ, anh chị em mong có ngày nào đó lại được đi thăm các cha già thân thương • Hoạt Động & Suy Tư

Di Dân Giáo xứ Thánh Phaolô: Học hỏi Sứ điệp ngày Quốc tế Di dân 2014

Bài & ảnh: Bích Tân T5, 09/01/2014 - 08:34 WGPSG -- Tuần lễ Di dân của TGP Sài Gòn diễn ra từ ngày 05-01-2014 đến ngày 12-01-2014 với chủ đề: “Di dân thắp sáng Tin Mừng” nhằm mục đích chăm lo cho đời sống và đức tin của anh chị em Công giáo xa quê, xa xứ đạo, xa gia đình để được hội nhập và sinh hoạt bình thường tại các giáo xứ nơi anh chị em đang làm việc và sinh sống. Trước khi khai mạc, anh chị em sinh hoạt trong tinh thần người trẻ với các bài hát, các vũ điệu minh họa rất vui tươi và sôi động. Thời tiết hôm nay rất đẹp nên mọi người đã sinh hoạt và đọc kinh tối ngoài trời tại đài Đức Mẹ rất nghiêm trang, sốt sắng. Để khai mạc sinh hoạt cho tuần lễ Di dân vào lúc 19g30 ngày 06-01-2014, tại Gx. Thánh Phaolô, giáo hạt Tân Sơn Nhì, TGP Sài Gòn, Cha chánh xứ Phaolô Phạm Trung Dong đã nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của Sứ điệp Quốc tế Di dân và Tị nạn năm 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Người di dân và tị nạn: hướng về một thế giới tốt đẹp hơn”. Và ngài tuyên bố khai mạc sinh hoạt tuần lễ Di dân. Buổi sinh hoạt hôm nay còn có Cha phụ tá Giuse Mai Văn Hoàn, quý thầy Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, quý thầy dòng Thánh Tâm đang giúp xứ và trên 200 anh chị em từ các phòng trọ trong và ngoài giáo xứ, có anh chị em từ Gx. Phú Trung, giáo hạt Tân Sơn Nhì cũng về đây sinh hoạt vui chơi, giao lưu với anh chị em ở đây. Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Duy và Thầy Giuse Nguyễn Tấn Lộc chia sẻ một phần sứ điệp Ngày Quốc tế Di dân và Tị nạn 2014 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhiều anh chị em đã nói lên cảm tưởng về sứ điệp và chia sẻ cho nhau làm sao hòa nhập vào cuộc sống hiện tại, phải trải qua những khó khăn, những thiếu thốn về tinh thần và vật chất. Anh chị em Di dân cũng cám ơn các vị chủ chăn từ Đức Thánh Cha, Đức Hồng y, quý Giám mục, quý cha là những người lưu tâm tới di dân, đã và đang chăm lo cho di dân từ tinh thần đạo đức đến vật chất. Sau phần sinh hoạt là buổi đọc kinh tối, suy niệm bài Tin Mừng Mt 2,1-12 (Chúng tôi từ phương Đông đến thờ lạy Đức Vua). Tiếp theo là đọc các kinh theo sách Phụng vụ. Trước khi kết thúc, anh chị em hát múa cử điệu các bài hát truyền thống của di dân. Cha chánh xứ, cha phụ tá ban phép lành và chúc anh chị em đêm nay ngủ ngon. Anh chị em còn lưu luyến hát tiếp và trò chuyện với nhau mãi mới chia tay nhau, ai nấy trở về phòng trọ để ngày mai tiếp tục đi làm công việc của mình tại các công ty, xí nghiệp trong tinh thần mới: sống Tin Mừng và chiếu tỏa Niềm vui Phúc Âm. GX. THÁNH PHAOLÔ: NGÀY QUỐC TẾ DI DÂN 2014 Xin"click" lên hình để xem các hình trong album này • Sinh Hoạt Giáo Xứ